5 bước tự hướng nghiệp

5 BƯỚC TỰ HƯỚNG NGHIỆP

Định hướng nghề nghiệp luôn là vấn đề đau đầu đối với học sinh cuối cấp. Vậy thế nào mới là chọn nghề, chọn trường đúng? Sau đây, Trường Đại học Chu Văn An sẽ đưa ra 5 bước định hướng nghề nghiệp hiệu quả.

1.  Tự nhận diện bản thân

Đây là điều quan trọng mà trong các chương trình hoặc các thông tin hướng nghiệp đều nói tới. Nhưng ở độ tuổi 18 thì không phải ai cũng có thể thấu hiểu bản thân mình. Vậy nên các bạn cần:

– Nhận dạng về sở thích hay sự quan tâm của bản thân

Hãy quan tâm đến những việc đang diễn ra xung quanh, xem báo đài để bắt đầu bằng việc tự trả lời câu hỏi về những công việc, những nghề nghiệp, những ngành học nào mình ưa thích và điều quan trọng phải giải đáp được vì sao bạn thích.

– Nhận dạng tính cách, sở thích, kỹ năng và giá trị của bạn

Mỗi cá nhân đều có thể thành công hoặc phát huy lợi thế của mình nếu được làm những việc phù hợp với tính cách và giá trị của mình. Để nhận dạng nhận dạng tính cách, sở thích, kỹ năng và giá trị của mình, bạn tự trả lời các câu hỏi: Bạn khá nhất ở lĩnh vực nghề nghiệp nào; Bạn thích hoặc bạn thành công nhất ở những hoạt động nào hoặc thế mạnh của bạn là gì?

 

Thấu hiểu bản thân là bước quan trọng của hướng nghiệp

2.  Tự nhận diện Ngành – Trường tương ứng

Sau khi tự nhận diện bản thân, tự xác định nghề nghiệp phù hợp với mình, bước tiếp theo bạn sẽ tìm trường có ngành học phù hợp nhất với sở thích nghề nghiệp của mình. Điều quan trọng nhất của giai đoạn này chính là quá trình tự tìm hiểu của học sinh nhằm thu thập thông tin về các trường ĐH, CĐ, TCCN, CĐN, TCN và thiết lập mục tiêu cá nhân.

Trong khi chọn trường thì gặp phải rất nhiều tình trạng như trường mình muốn không có ngành nghề đã chọn, hoặc trường đó có mức điểm và cả học phí cao hơn khả năng của mình. Thực tế thì học sinh có rất nhiều lựa chọn cho bản thân. Trong lĩnh vực chung như kinh tế, kỹ thuật, ngôn ngữ… thì các ngành học có sự tương đồng nhau nên việc thay đổi một chút khi chọn trường cũng là điều có thể.

 

Ths.Phạm Thị Thùy Dung- Giám đốc Trung tâm tuyển sinh Trường Đại học Chu Văn An tư vấn và giải đáp các thắc mắc, nguyện vọng của học sinh

Chính vì có sự tương đồng ít nhiều giữa các ngành nghề trong cùng 1 lĩnh vực nên để dễ dàng chọn trường, chọn chuyên ngành học thì khi lựa chọn ngành nghề hãy cố gắng có cho mình vài sự lựa chọn cho nghề nghiệp. Vì cùng một công lựa chọn thì hãy lựa chọn đủ và đúng ngay lần đầu để lúc có kết quả thi, thì sẽ không phải chọn lại nghề.

Một điều lưu ý khi chọn trường là trong đó phải phù hợp với nhiều mặt với hoàn cảnh của mình. Hãy cân nhắc về vị trí địa lý, học phí, môi trường học tập, các hoạt động của trường… Lên các group sinh viên trường đó để hỏi trực tiếp là một điều nên làm. Hãy dành thời gian tìm hiểu và nghiên cứu thông tin thật kĩ và chất lượng thì mới đưa ra lựa chọn cuối cùng một cách sáng suốt.

3.  Tự nhận diện sức học

Đây là bước mà nhiều học sinh thường “nhắm mắt” bỏ qua, hoặc “đại khái” để tự hài lòng hoặc hy vọng vào sự may mắn. Thực tế tuyển sinh đại học, cao đẳng đã chứng minh cơ hội trúng tuyển tùy thuộc vào sức học của mỗi học sinh. Nếu đại khái, xuê xoa, bỏ qua tự đánh giá năng lực hoặc sức học của bản thân thì làm tăng nguy cơ giảm khả năng trúng tuyển vào ngành học mình yêu thích.

Để nhận diện sức học của mình, học sinh cần lưu giữ, đối chiếu kết quả học tập trung từng học kỳ. Việc xác định năng lực sớm nhằm giúp học sinh có kế hoạch tự điều chỉnh việc học nhằm quyết tâm thực hiện được mơ ước của mình. Nếu sức học quá chênh lệch với ước mơ thì nên học ở một trường, bậc học phù hợp để có được nghề nghiệp mà mình yêu thích, và đủ sức học tập theo các tiêu chí tuyển sinh của trường đó.

4.  Tự nhận diện về nhu cầu nhân lực

“Trong vài năm tới ngành nào là thu hút nhân lực? Ngành nào lương cao? ….” là những câu hỏi thường gặp trong các buổi tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh. Bình quân hàng năm có đến 80% học sinh có nguyện vọng học tiếp đại học, cao đẳng. Ngoài ra, mỗi ngành nghề khác nhau, địa phương khác nhau thì nhu cầu nhân lực theo cơ cấu đào tạo tất yếu là khác nhau. Nếu có dự tính sẽ làm việc ở địa phương nào thì các bạn nên tham khảo nhu cầu nhân lực của địa phương đó.

5.  Lập sổ tay hướng nghiệp

Lập sổ tay hướng nghiệp chính là quá trình tự hướng nghiệp bản thân, kiểm soát, điều chỉnh hành vi nhằm vượt qua những khó khăn, cản trở để đạt mục tiêu cao nhất.

Việc nhận diện tính cách, kỹ năng, giá trị và sức học nhằm giúp học sinh vừa tự khám phá mặt mạnh, vừa xác định chính xác những hạn chế của bản thân để có những điều chỉnh phù hợp, chứ không làm triệt tiêu ước mơ của mình. Nếu quyết tâm, nên bắt đầu sớm bài hướng dẫn này, có thể ngay từ học kỳ đầu tiên của lớp 10, và nên tự thực hiện theo từng học kỳ.

Trên đây là các bước để học sinh cuối cấp có thể tự định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Hãy nhớ rằng mình mới là người lựa chọn và ra quyết định cho mình. Hướng nghiệp không dễ nhưng kết quả của việc hướng nghiệp đúng lại rất ngọt ngào. Nếu vấn đề tự hướng nghiệp là quá khó khăn và mất nhiều thời gian, thì các bạn hoàn toàn có thể liên hệ với Trường Đại học Chu Văn An theo số Hotline: 0968. 395.392 hoặc nhắn tin đến Fanpage: https://www.facebook.com/daihocchuvananecouni để có thêm trợ giúp.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *